Trọng lượng riêng của gỗ

Định nghĩa Trọng lượng riêng của gỗ

Trọng lượng riêng theo toán học có nghĩa là trọng lượng tương ứng với một đơn vị thể tích của một vật thể nào đó. Trong ngành nội thất, trọng lượng riêng hay khối lượng riêng chính là thước đo mật độ gỗ, phản ánh tỷ lệ giữa gỗ và nước. Nếu tỷ lệ trọng lượng của gỗ và nước ngay nhau thì mật độ là 1.00.

Mật độ giữa gỗ và nước có thể được hiểu nôm na là độ ẩm của chất liệu gỗ. Khi vừa mới xẻ từ thân cây, độ ẩm lớn thì trọng lượng riêng của gỗ là lớn nhất. Tuy nhiên, sau khi được xử lý sấy khô thì con số này sẽ giảm đi đáng kể. Mặt khác, những loại gỗ có trọng lượng riêng lớn so với loại gỗ có trọng lượng riêng nhỏ, nếu có cùng độ ẩm thì loại nào nặng hơn thì thường sẽ chất lượng hơn.

Lý do cần tìm hiểu về trọng lượng riêng của gỗ:

Trọng lượng riêng cho biết mật độ của gỗ hay nói cách khác là độ ổn định của khối gỗ sau khi được thi công. Những loại gỗ nặng có giá trị cao là vì chúng thường có độ bền lớn, độ cứng cao và khả năng chịu lực ổn định. Bên cạnh đó, những loại gỗ tương đối nặng như gỗ sồi, gỗ tần bì, gỗ óc chó,… có khả năng chống chịu mối mọt tốt cùng với tuổi thọ kéo dài qua thời gian.

Thông số khối lượng riêng cũng nói lên phần nào độ ẩm của gỗ. Những loại gỗ nhẹ thường có khả năng hít ẩm lớn nên biên độ giãn nở vì thế cũng khá cao. Mặt khác, những loại gỗ nặng ít hút ẩm thì cũng ít giãn nở nở hơn. Tuy nhiên, cùng là gỗ nặng nhưng mỗi loại gỗ khác nhau thì độ giãn nở cũng không giống nhau. Tùy theo từng loại gỗ mà xưởng nội thất sẽ có cách xử lý chuyên biệt để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Khi chọn mua gỗ nguyên liệu hay nội thất gỗ, độ ẩm gỗ phải thấp hơn 12% thì mới đảm bảo được yêu cầu về chất lượng.

Trọng lượng riêng của gỗ

Những yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng riêng của gỗ

Như đã nói, trọng lượng riêng là thước đo mật độ (độ ẩm) của gỗ. Mặt khác, mỗi loại gỗ khác nhau lại có độ ẩm không giống nhau. Khi áp dụng vào thực tiễn thì thông số này có sự khác biệt rất lớn vào loại gỗ bạn sử dụng và nhiều yếu tố khác nữa.

Dựa trên khối lượng riêng, các chuyên gia nội thất có thể phân loại gỗ dễ dàng. Chúng ta có các mức độ từ gỗ nhẹ đến gỗ nặng, trong đó loại nặng nhất có chỉ số này lên đến 1.100kg/m2 trong khi các loại gỗ trung bình nặng chỉ tầm khoảng 7 – 800 kg/m3.

Gỗ khác nhau thì có khối lượng riêng khác nhau

Ngoài đặc tính vốn có, cách xử lý cũng là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến khối lượng riêng của gỗ thành phẩm. Phương pháp cần nói đến ở đây là sấy gỗ để giúp giảm lượng nước trong gỗ để khối gỗ có hình dạng ổn định và độ bền cao hơn. Lượng nước trong gỗ được rút bớt cũng sẽ hạn chế tình trạng mối mọt sinh trưởng. Bên cạnh đó, phương pháp này giúp giảm trọng lượng gỗ để thuận tiện khi di chuyển và dễ dàng khi thi công.

Tham khảo thêm: Phân loại theo các nhóm gỗ

Cách tính trọng lượng riêng của gỗ

Công thức: D = M / V

Trong đó:

  • D: Khối lượng riêng của một khối gỗ (kg / m3)
  • m: Khối lượng gỗ (kg)
  • V: Thể tích gỗ (m3)

Công thức này có thể linh hoạt để tính toán ra những số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình thi công nội thất. Thí dụ, muốn tính khối lượng riêng của một thanh gỗ lớn, chúng ta lấy một mẫu gỗ nhỏ đo đạc khối lượng và tính toán thể tích để tính ra khối lượng riêng của mẫu gỗ đó, từ đó suy ngược ra thông số này của thanh gỗ lớn. Mặt khác, khi chúng ta có trọng lượng riêng của gỗ và nếu đo được thể tích khối gỗ thì hoàn toàn có thể tính toán ra khối lượng của khối gỗ đó.

Trọng lượng riêng của gỗ

Cách tính thể tích gỗ

Về thể tích thì tùy theo tiết diện của khối gỗ mà chúng ta áp dụng những công thức khác nhau. Nhìn chung thì đây là áp dụng của những phương pháp toán học thuần túy. Sau đây là những cách tính thể tích của khối gỗ có hình dáng khác nhau.

Khối gỗ vuông

Có thể tính toán thể tích gỗ vuông dễ dàng bằng công thức toán học

Công thức: V = H X A X A

Trong đó:

  • V: Thể tích khối gỗ (m3)
  • h: Chiều dài khối gỗ (m)
  • a: Chiều dài một cạnh của tiết diện vuông (m)

Khối gỗ hình chữ nhật

Công thức: V = H X A X B

Trong đó:

  • h: Chiều dài khối gỗ 9m)
  • a: Chiều rộng tiết diện khối gỗ (m)
  • b: Chiều dài tiết diện khối gỗ (m)

Khối gỗ hình trụ

Công thức tính thể tích khối gỗ hình trụ dựa nhiều vào th6ẻ tích mỗi đầu

Công thức : V = L X S

Trong đó:

  • L: Chiều dài khối gỗ (m)
  • S: Diện tích tiết diện tròn (m2)
Trọng lượng riêng của gỗ

Khối gỗ tròn

Công thức: S = R = S = ΠR^2

Trong đó:

  • S: Diện tích tiết diện tròn của khối gỗ (m2)
  • π: Số pi với giá trị xấp xỉ 3,14
  • R: bán kính tiết diện tròn của khối gỗ (m)

Khối lượng riêng của gỗ

Cách tính để sử dụng để thi công

Để tính toán khối lượng gỗ thì cần phải biết cách tính thể tích m3. Sau đó, chúng ta lấy thể tích tính toán được để nhân với khối lượng riêng của từng loại gỗ để tìm ra tổng khối lượng của khối gỗ được sử dụng cho công trình. Mặt khác, mỗi loại gỗ khác nhau sẽ có cách tính toán thể tích không giống nhau. Sau đây là công thức tính thể tích của những loại gỗ được sử dụng phổ biến nhất.

Đối với gỗ xẻ

Gỗ xẻ là loại gỗ dạng tấm mỏng được sử dụng rất nhiều trong thi công nội và ngoại thất. Vì có dạng hình hộp nên cách thức tính thể tích khối gỗ khá đơn giản. Chúng ta chỉ cần áp dụng công thức toán học dành cho hình hộp chữ nhật là xong.

Công thức: V = L X B X H

Trong đó:

  • V: Thể tích ván gỗ (m3)
  • l: Độ dài tấm ván (m)
  • b: Độ rộng của tấm ván (m)
  • h: Độ dày của tấm ván (m)

Theo quy ước, nếu độ dài bé hơn 2m thì cần tính thể tích tấm ván đến con số thập phân thứ năm. Mặt khác, nếu độ dài lớn hơn 2m thì thể tích tấm ván sẽ tính đến con số thập phân thứ tư sau dấu phẩy.

Trên thực tế, công thức trên không chỉ sử dụng để tính toán thể tích tấm ván đơn lẻ. Để tiết kiệm thời gian, nhiều người đã mở rộng công thức để tính nhanh tổng thể tích khối gỗ bao gồm nhiều tấm ván xếp chồng lên nhau. Bằng cách này, thủ kho có thể dễ dàng quy hoạch kho chứa theo thể tích gỗ. Ngoài ra, bằng cách căn cứ vào sự tương quan giữa thể tích, khối lượng và khối lượng riêng, kỹ sư còn có thể tính toán hàm lượng ẩm, từ đó đánh giá chất lượng gỗ xẻ được sử dụng.

Đối với gỗ vuông

Khối gỗ vuông cũng được sử dụng rất phổ biến trong xây dựng. Cây gỗ sẽ được xẻ ra thành nhiều khối dài với tiết diện hai đầu là hình vuông vừa thuận tiện để vận chuyển, vừa dễ dàng trong xử lý – thi công.

Công thức: V = H X A X A

Trong đó:

  • V: Thể tích khối gỗ vuông (m3)
  • H: Độ dài khối gỗ vuông (m)
  • a: Cạnh của tiết diện khối gỗ (m)

Đối với gỗ hình chữ nhật

Khác với khối gỗ vuông, khối gỗ hình chữ nhật tuy có hình hộp nhưng tiết diện có hai cạnh không bằng nhau. Do đó, công thức tính toán thể tích của khối gỗ hình chữ nhật cũng có đôi chút khác biệt.

Công thức: V = H X A X B

Trong đó:

  • V: Thể tích khối gỗ hình chữ nhật (m3)
  • H: Độ dài khối gỗ hình chữ nhật (m)
  • a: Chiều rộng tiết diện khối gỗ hình chữ nhật (m)
  • b: Chiều dài tiết diện khối gỗ hình chữ nhật (m)

Đối với gỗ tròn

Hình trụ tròn là loại hình trụ có hai đầu là hai hình tròn với diện tích bằng nhau. Theo quy chuẩn chung, khối gỗ tròn hiện nay có hai loại tiết diện đó: khối gỗ tròn nhỏ với đường kính một đầu từ 8 – 20 cm và khối gỗ tròn lớn với đường kính mỗi đầu từ 20 cm trở lên.

Công thức: V = L X S

Trong đó:

  • V: Thể tích khối gỗ hình tròn (m3)
  • L: Độ dài khối gỗ hình tròn (m)
  • S: Diện tích mặt cắt khối gỗ tròn (m)

Tuy nhiên, không phải lúc nào diện tích hai đầu khối gỗ cũng bằng nhau. Trong trường hợp diện tích hai đầu khác nhau thì chúng ta áp dụng công thức tính diện tích hình nón cụt, cụ thể như sau: V = L x (S1 + S2) : 2

Trong đó:

  • S1 là diện tích đầu tròn nhỏ
  • S2 là diện tích đầu tròn lớn.

Trong xây dựng và nội thất

Khối lượng riêng của một khối gỗ bất kỳ được tính toán bằng cách lấy tổng khối lượng chia cho thể tích khối gỗ đó. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc 1m3 gỗ bằng bao nhiêu kg, trong đó cần kể đến đó là độ ẩm của khối gỗ. Cụ thể là gỗ tươi vừa được cưa từ cây thì sẽ có khối lượng riêng lớn nhất do gỗ chứa nhiều nước. Ngược lại, gỗ sau khi được chế biến phơi sấy sẽ có khối lượng riêng giảm đi và gỗ 0% độ ẩm có khối lượng riêng nhỏ nhất.

Như vậy, khối lượng riêng cho biết tỷ lệ mật độ gỗ so với nước. Ngoài ra, loại gỗ và chất lượng gỗ cũng là yếu tố tác động đến khối lượng riêng.

Câu hỏi thường gặp

Khối lượng 1m3 gỗ bằng bao nhiêu kg?

Mỗi loại gỗ có sắc mộc, độ khô hay ẩm khác nhau cho nên có khối lượng chênh lệch. Vì thế, loại gỗ nặng nhất có khoảng 1.100kg/m3, những loại khác nhẹ hơn chỉ có khoảng 700-900kg/m3. Và có công thức tính cụ thể như sau:

Công thức: M = D X V

Trong đó:

  • m: Khối lượng khối gỗ (kg)
  • D: Khối lượng riêng của khối gỗ (kg/m3)
  • V: Thể tích khối gỗ (m3)

Về khối lượng riêng của khối gỗ thì có thể dễ dàng suy ra từ công thức toán học trên. Tuy nhiên, trên thực tế 1m3 gỗ bằng bao nhiêu kg còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Nguyên nhân là vì mỗi loại gỗ đều có mật độ, cấu trúc và độ ẩm không giống nhau. Không những thế, những yếu tố như điều kiện sinh trưởng của cây lấy gỗ hay cách chế biến gỗ thành phẩm cũng tác động không nhỏ đến khối lượng riêng của gỗ.

Để có câu trả lời chính xác về khối lượng riêng của khối gỗ thì bạn cần căn cứ thực tế vào mẫu sắc mộc gỗ của khối gỗ đó. Loại gỗ nhẹ có khối lượng riêng chỉ khoảng 700 – 800 kg / m3. Trong khi đó, loại gỗ nặng nhất có khối lượng riêng có thể lên đến 1.100 kg / m3. Do đó, cần nguyên cứu thật kỹ yếu tố này để đảm bảo độ bền của công trình sau khi hoàn thiện.

1 tấc gỗ bằng bao nhiêu m3 ?

Để biết được 1 tấc gỗ bằng bao nhiêu m3 bạn có thể tiến hành thực hiện theo phương pháp chuyển đổi theo hướng dẫn sau:

  • 1 tấc = 1dm
  • 1 tấc = 0.1 thước
  • 1 tấc = 10 phân
  • 1 tấc = 10cm
  • 1 tấc = 0.1m3
  • 1 tấc = 0,1m

Qua bảng giá trị chuyển trên đây chúng ta có thể thấy một tấc gỗ sẽ chuyển đổi được thành 0,1m3. Thậm chí bạn có thể chuyển đổi theo nhiều đơn vị khác như dm, cm, m, phân,… tùy theo từng nhu cầu chuyển đổi sử dụng.

Thông số trọng lượng & khối lượng riêng của những loại gỗ phổ biến nhất

Để chọn được loại gỗ phù hợp cho công trình của mình, bạn nên tham khảo trọng lượng riêng của chúng. Sau đây là thông số trọng lượng riêng của những loại gỗ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:

Theo phân loại vật liệu

Gỗ thành phẩm có khối lượng khác nhau thì sẽ được phân thành những nhóm khác nhau. Cụ thể là:

  • Gỗ nhóm II và III: 1.000 kg/m3
  • Gỗ nhóm IV: 910 kg/m3
  • Gỗ nhóm V: 770 kg/m3
  • Gỗ nhóm VI: 710 kg/m3
  • Gỗ nhóm VII: 670 kg/m3
  • Gỗ nhóm VIII: 550 lg/m3

Theo cách chế biến

Tùy theo cách chế biến mà khối lượng gỗ cũng khác nhau. Những loại gỗ được sử dụng phổ biến nhất bao gồm:

  • Gỗ dán: 600 kg/m3
  • Gỗ sến xẻ khô: 690 – 1.030 kg/m3
  • Gỗ sến mới xẻ: 770 – 1.280 kg/m3
  • Gỗ thông xe khô: 480 kg/m3

Theo loại gỗ

Tùy theo loại gỗ mà khối lượng riêng có sự khác biệt. Để có thể chọn mua vật liệu và đồ nội thất phù hợp, bạn có thể tham khảo thông số ở bảng sau:

  • Gỗ mun: 1.390 kg/m3
  • Gỗ xoay: 1.150 kg/m3
  • Gỗ trắc lai: 1.090 kg/m3
  • Gỗ sến: 1.075 kg/m3
  • Gỗ cẩm lai vũ: 1.505 kg/m3
  • Gỗ căm xe: 1.000 kg/m3
  • Gỗ gụ mật: 1.000 kg/m3
  • Gỗ trai lý: 1.000 kg/m3
  • Gỗ lim: 950 kg/m3
  • Gỗ bằng lăng cườm: 900 kg/m3
  • Gỗ chò chỉ: 860 kg/m3
  • Gỗ huỳnh đường: 850 kg/m3
  • Gỗ trai: 850 kg/m3
  • Gỗ huê mộc: 840 kg/m3
  • Gỗ sơn huyết:800 kg/m3
  • Gỗ hoàng đàn: 850 kg/m3
  • Gỗ long não: 676 kg/m3
  • Gỗ du sam: 670 kg/m3
  • Gỗ sua: 650 kg/m2
  • Gỗ thông tre: 650 kg/m3
  • Gỗ óc chó: 609 kg/m3
  • Gỗ kim giao: 500 kg/m3
  • Gỗ trầ hương: 394 m2.

Trên đây là thông số giúp bạn nắm được 1m3 gỗ bằng bao nhiêu kg. Thông qua công thức tính thể tích và khối lượng, bạn sẽ tính toán chính xác lượng gỗ được sử dụng trong công trình. Nếu gặp khó khăn trong quá trình thi công nội thất gỗ, hãy liên hệ Đại Lâm Mộc để được hỗ trợ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.